Friday, 30 November 2018

Thuyết minh biện pháp thi công đóng cừ tràm gia cố móng theo chuẩn xây dựng


1. Sơ lược về cừ tràm và cách tính toán mật độ cọc tràmCừ tràm là một trong những loại cây được sử dụng rất nhiều trong xây dựng. Loại cây này có những đặc tính rất phù hợp với chất đất và khí hậu tại các tỉnh miền Nam, nên được người dân ở đây sử dụng để gia cố nền móng cho những công trình nhà ở là rất phổ biến.​Thuyết minh biện pháp thi công đóng cừ tràm - Cừ Tràm Đại NamViệc sử dụng cừ tràm thường phần lớn dựa theo kinh nghiệm của những người trước để lại. Cho dù đã có khá nhiều những nghiên cứu khoa học về loại cây này để có thể cho ra những quy chuẩn chính xác của chúng trong lĩnh vực xây dựng. Có một số đề tài nghiên cứu khá hay phải kể đến là ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MÃ SỐ RD – 9513 .Đề tài này được thực hiện vào năm 1995 bởi các giáo sư tiến sĩ trong ngành xây dựng kiến trúc. Tuy vậy đề tài vẫn chưa được nhà nước công nhận về các quy chuẩn của nó. Bạn có thể xem tại bài viết “Quy trình tính toán và thiết kế móng cọc tràm trên nền đất yếu”.Tại sao hiện nay con người vẫn còn sử dụng loại cọc này để gia cố nền móng cho những công trình nhà ở, công trình loại vừa và nhỏ. Tất cả là dựa vào kinh nghiệm của những người trước và những công trình được sử dụng cọc tràm để gia cố móng mà còn tồn tại tới ngày hôm nay. Có khá nhiều các công trình tiêu biểu lớn nhỏ được sử dụng cừ tràm để gia cố móng như: cư xá Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) Chọ Tân Quy Tây, các công trình nhà ở lớn nhỏ khác nhau.Trước khi đưa ra được biện pháp thi công đóng cừ phù hợp trước tiên phải được trải qua quá trình khảo sát địa chất đất nền tại nơi thi công. Mục đích để tính toán chính xác về số lượng cọc tràm được đóng trên một mét vuông là bao nhiêu? Đây là một bước rất quan trọng cần được lưu ý. Mật độ cọc trên một mét vuông được tính toán dựa theo độ sệt và cường độ chịu tải thiên nhiên của đất. Công thức tính toán cọc tràm ta có thể tham khảo công thức đối với cọc tre. Thông thường dựa vào kinh nghiệm các đơn vị thi công vẫn thường đóng mật độ 25 cọc/m2. Ở một số trường hợp mật độ đóng cừ có thể giao động từ 16-36 cọc/m2 (tùy thuộc vào chất đất tại nơi thi công).2. Thực hiện thi công đóng cừ tràmĐóng cừ tràm thường sử dụng hai biện pháp là: đóng cừ bằng máy và đóng cừ bằng tay.Cách đóng cừ bằng máy: thường hay sử dụng xe cuốc hoặc máy rung để đóng. Đối với máy cuốc thì nguyên lý hoạt động là sử dụng gầu máy để đóng. Còn đối với máy rung thì nguyên lý hoạt động dựa vào độ rung của máy tạo ra lực đóng của búa.Cách đóng cừ bằng tay: cách này còn được gọi là đóng cừ thủ công, sử dụng vồ gỗ lớn có cán dài. Nguyên lý là sử dụng sức người để đóng. Khi đóng cọc thì phải bọc chụp sắt lên đầu cọc cừ tránh bị dập nát.Cả hai cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Thường thi vẫn ưu tiên sử dụng cách đóng cừ bằng máy vì chi phí chỉ bằng một nửa so với cách đóng cừ bằng tay. Ngoài ra còn tiết kiệm được nhân công và rút ngắn thời gian thi công. Chỉ sử dụng cách đóng cừ bằng tay duy nhất trong trường hợp địa hình thi công quá nhỏ hẹp.Cần thiết phải đóng rộng ra ngoài diện tích móng mỗi bên 10-20cm để tăng sức chống cắt cho cung trượt. Nhiều người có thói quen đóng từ xa tới gần, đóng xung quanh trước. Thực ra không có tác dụng gì mà chỉ mất thời gian cho việc thi công, vì cừ không lèn chặt được đất bùn. Về độ sâu của móng cọc tràm, khá nhiều người có thói quen đặt móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Dựa vào một số tài liệu cho thấy rằng ở những vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, luôn đảm bảo về độ ẩm để giữ cho cọc tràm không bị khô dẫn đền bị mục nát. Vì vậy tùy vào chất đất mà chọn ra biện pháp thi công đóng cừ tràm cho thích hợp.Một vấn đề rất cần quan tâm đó là rất nhiều người thường có thói quen phủ trực tiếp cát lên đầu cọc tràm sau khi thi công xong. Làm như vậy sẽ làm cát len lỏi lẫn vào đất hoặc bị lẫn vào lớp bê tông lót. Theo dòng chảy, cát cũng có thể dịch chuyển. Khi những công trình bên cạnh thi công thì cát sụt lở dẫn đến độ dày lớp cát đệm khi trước không đều. Dẫn đếu tính trạng móng bị lún không đều. Bước này rất quan trọng đáng được quan tâm. Cách làm là sau khi đóng cọc xong thì trải trực tiếp lên đầu các cọc cừ một lớp bê tông lót. Sau đó trải đá 3x4 lên bề mặt lớp bê tông lót. Bước cuối cùng là trám xi măng lên bề mặt. Mục đích để gia cố các đầu cọc tràm thành một khối vững chắc.3. Kết luậnĐể sử dụng được cừ trám đúng cách thì cần phải nắm rõ về những đặc tính của loại cây này. Chúng ta cũng không nên đánh giá thấp về khả năng chịu lực của cọc tràm. Không nên sử dụng cừ tràm ở những địa chất đất quá yếu, có độ lún cao, ở trường hợp này có thể sử dụng bê tông để thay thế. Cần lưu ý xử lý đúng phần đầu cọc tràm sau khi thi công vì nó ảnh hưởng rất lớn tới độ lún của công trình. Phải giữ cọc tràm luôn đủ độ ẩm thích hợp để kéo dài độ bền cho móng. Ở điều kiện thích hợp cọc tràm có niên hạn sử dụng trên 50 năm.Xem thêm: Mua cừ tràm giá rẻ chất lượng tốt ở đâu uy tín đáng tin cậy?

No comments:

Post a Comment